Bugi ô tô “có vấn đề” sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận hành của xe. Bạn nên biết những dấu hiệu của bugi đang trên đà “hỏng” và lúc nào thì cần thay thế.
Bugi là bộ phận thuộc hệ thống đánh lửa cuối cùng. Đây là bộ phận thực hiện nhiệm vụ phát ra tia lửa điện giữa cực nối mát và điện cực trung tâm. Bugi ô tô giúp đốt cháy hỗn hợp không khí hòa với nhiên liệu được nạp vào trong buồng đốt. Bugi cần phải có độ bền bỉ rất cao, chịu được áp suất và nhiệt độ cao. Bởi môi trường hoạt động của nó ở nhiệt độ 2.500°C và áp suất 50kg/cm2. Bugi đáp ứng được yêu cầu môi trường hoạt động thì mới phát ra tia lửa mạnh, giúp duy trì hoạt động của động cơ ổn định.
Bugi ô tô được chế tạo từ 2 bộ phận sau: Điện cực trung tâm và điện cực nối mát. Dựa vào khả năng tản nhiệt người ta phân loại bugi thành bugi nguội và bugi nóng. Bugi nguội dùng cho động cơ có tỉ số nén cao. Điển hình là những xe thường phải vận hành ở các cung đường dài, trọng tải lớn, địa hình gồ ghề… Bugi nóng phù hợp với động cơ có tỉ số nén thấp hay còn gọi là động cơ phân khối nhỏ. Bugi này thường dành cho những chiếc xe di chuyển đường ngắn, tốc độ thấp, trọng tải nhẹ…
Những cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng
Bugi sử dụng một thời gian sẽ cần được thay thế và hư hỏng. Vậy dấu hiệu bugi ô tô bị hỏng là gì?
- Máy không nổ hay mất lửa: Tình trạng này xảy ra khi bugi không thể đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí. Vấn đề có thể do bugi bị mòn, dây phin bị nứt hay do nhiễm bẩn.
- Tiêu hao nhiên liệu: Nếu động cơ tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn bình thường thì có thể nguyên nhân đến từ bugi. Do ECM không kiểm soát được cường độ tia lửa hay hàm lượng oxy. Vì thế, cần bổ sung thêm nhiên liệu để bù cho quá trình đốt cháy kém đó.
- Khó khởi động xe: Bộ phận ECM sẽ cung cấp nhiên liệu để loại bỏ hơi nước đọng lại trong xilanh. Điều này gây ra việc khó bắt lửa khi bugi bị mòn điện cực. Dần đến động cơ khó khởi động.
- Công suất kém: Bugi sẽ là bộ phận đốt cháy nhiên liệu tạo ra năng lượng. Nhưng khi bugi bị lỗi hay cuộn dây đánh lửa yếu sẽ làm cho năng lượng tạo ra không đủ mạnh. Dẫn đến công suất hoạt động của động cơ kém, giảm xuống rõ rệt.
- Động cơ phản hồi chậm: Điều này có thể hiểu là động cơ không phản ứng ngay lập tức với tín hiệu điều khiển. Hơn nữa, khả năng vận hành của động cơ có thể tăng lên đột ngột, tình trạng nổ máy không ổn định. Ngoài ra, động cơ còn phản ứng chậm trong việc phân phối năng lượng thậm chí có tình trạng xe giật bất ngờ. Những vấn đề này có thể do bugi gây ra.
Bao lâu nên thay thế bugi ô tô một lần?
Hầu hết các chủ xe chỉ thay thế hay bảo dưỡng bugi khi gặp các dấu hiệu hư hỏng. Điều này có thể làm cho ô tô gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn nữa, dẫn đến hư hỏng nặng nề. Do đó, cần thay thế, bảo dưỡng bugi ô tô định kỳ thường xuyên để mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cũng như kịp thời xử lý khi gặp vấn đề.
Thông thường trung bình sau mỗi 50.000 km bugi cần được thay thế. Và sau mỗi 20.000 km cần vệ sinh, bảo dưỡng bugi định kỳ. Để nâng cao tuổi thọ của bugi bạn cũng có thể áp dụng kết hợp với việc vệ sinh, thay thế lọc gió động cơ thường xuyên.
Mọi thông tin chi tiết về thông tin, tin tức, các loại phụ tùng, đồ chơi, vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dương Phạm Nguyễn
Địa chỉ: Số 15 Ngõ 112/48 Nam Dư, Phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
Web: dpnauto.com
Hotline: 096.8088. 839