Đối với miền Tây nam bộ, lái ô tô qua phà, đò là việc rất quen thuộc. Tuy nhiên, với người dân các vùng miền khác, đây là điều khá xa lạ. DPNAuto giới thiệu bài viết nho nhỏ về Kinh nghiệm và “thủ tục” lái xe qua phà.
- Mua vé ô tô qua phà
Trước khi qua phà sẽ có quầy bán vé, hãy đọc kỹ bảng chỉ dẫn lối đi cũng như giá vé để chuẩn bị sẵn tiền lẻ mua vé. Vé xe ô tô qua phà thường không bao gồm người ngồi trên phà, vì vậy tài xế cần mua vé cho ô tô riêng và vé riêng cho hành khách.
- Hành khách xuống xe ô tô khi qua phà
Quy định khi qua phà mọi hành khách đều phải xuống xe, trừ người lái trừ các trường hợp đặc biệt như người già yếu, người khuyết tật,…
- Lái xe theo làn đường được chỉ dẫn
Tại bến phà sẽ có nhiều làn đường nên tài xế cần chú ý bảng chỉ dẫn để lái xe đúng làn. Tùy vào tình hình giao thông nên có thể sẽ phải đợi một khoảng thời gian xe mới được lên phà. Trong lúc đợi lên phà cần xếp hàng trật tự, dừng xe đúng làn quy định. Không nên lấn làn gây tắc nghẽn giao thông. Trường hợp phải đợi lâu nên tắt máy xe để tiết kiệm nhiên liệu cũng như giảm lượng khí thải ra môi trường.
- Hạ cửa kính ô tô khi qua phà
Trước khi chuẩn bị lên phà nên hạ cửa kính trước. Điều này giúp tài xế dễ dàng quan sát bên ngoài hơn, dễ nghe hướng dẫn của nhân viên tại bến phà. Trường hợp gặp sự cố cần trợ giúp sẽ dễ kêu gọi trợ giúp và dễ thoát hiểm hơn nếu gặp tình huống xấu.
- Cách lái xe ô tô qua phà
Sau khi đã thực hiện qua các bước trên là lúc bạn di chuyển trực tiếp lên phà, đỗ xe trên phà và xuống phà, bạn có thể tham khảo chi tiết thông tin sau:
- Lái xe lên phà
Tài xế lái theo hướng dẫn của nhân viên bến phà để di chuyển lên phà. Nếu lái xe số sàn nên lưu ý đi ở số 1. Trường hợp mép phà sát với bến, tài xế cứ cho xe chạy lên từ từ. Nếu mép phà nổi cao hơn bến có thể sử dụng cách lái chéo cho xe đi chéo lên theo hình Z. Cách này sẽ giúp các xe gầm thấp không bị gạ gầm, sạt gầm, hư cản trước/sau,…Đối với trường hợp phà nhỏ, không đủ không gian để lên xéo thì có thể nhờ người xung quanh quan sát và hướng dẫn từ bên ngoài.
Khi lốp xe đầu tiên chạm mép phà hãy nhấn ga nhẹ sao cho xe đủ lực kéo để lốp đầu tiên vượt qua mép nhà. Tuyệt đối không đạp phanh quá mạnh dễ gây vọt, đâm vào thành phà. Sau khi lốp đầu tiên lên được phà, tiếp tục đánh lái theo người chỉ dẫn và đạp ga nhẹ cho lốp tiếp theo lên phà. Cuối cùng tài xế tăng nhẹ ga đến khi toàn bộ xe lên hẳn trên phà.
Trường hợp tài xế chưa có nhiều kinh nghiệm lái xe qua phà hãy chú ý quan sát cách lên phà của những xe đi trước.
- Đỗ xe trên phà
Theo quy định, khi xe đậu trên phà thì chỉ có tài xế ở lại, nếu có sự cố thì xử lý kịp thời. Tất cả hành khách không được phép lên xe.
Khi đậu xe trên phà, có rất nhiều tranh cãi về việc nên sử dụng phanh tay N kéo hay phanh tay kéo P. Theo các chuyên gia, bạn nên giữ nguyên số P và phanh tay, sau đó mới tắt máy. Vì khi di chuyển hoặc cập bến phà dễ bị rung lắc mạnh do dòng chảy của sông và kết cấu của phà. Lúc này các phương tiện trên phà cũng lạng lách theo quán tính. Trong trường hợp rung lắc mạnh, việc chỉ giữ lại N và phanh tay không đảm bảo độ ổn định của xe. Do đó, tốt nhất bạn nên giữ nguyên số P và phanh tay.
Nhiều người cho rằng nếu giữ lại P, rung lắc sẽ có hại cho hộp số. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Vì ở P, trục ngược hộp số bị khóa. P được tính toán có thể được sử dụng khi xe đang đậu trên dốc có quán tính trôi rất lớn, do đó độ rung trên phà sẽ không ảnh hưởng nhiều.
- Di chuyển từ phà lên đường
Khi phà đã tới điểm đến là lúc các phương tiện di chuyển ra khỏi phà để lên đường, việc này cũng tương tự như lúc bạn khởi động máy và bắt đầu di chuyển bình thường, tuy nhiên bạn cần chú ý đến các phương tiện và người đi bộ phía trước và sau xe, vì lúc này lượng phương tiện và người thường đông, nên không gian di chuyển rất chật hẹp, bạn nên chú ý quan sát và di chuyển từ từ.
Mọi thông tin chi tiết về thông tin, tin tức, các loại phụ tùng, đồ chơi, vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dương Phạm Nguyễn
Địa chỉ: Số 15 Ngõ 112/48 Nam Dư, Phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
Web: dpnauto.com
Hotline: 096.8088. 839